Ăn gì khi đi du lịch Miền Tây.

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel13

Một mùa hè nữa lại về trong không khí người người, nhà nhà tấp nập đi du lịch. Mùa hè này rồi cũng sẽ lặng lẽ trôi qua như bao mùa hè khác với những bức hình ghi lại từng khoảnh khắc đẹp nhất của mỗi chuyến du lịch. Có bao giờ bạn ngắm nhìn lại những bức ảnh ấy và đôi môi bất giác nở một nụ cười? Và có bao giờ du lịch khiến bạn cảm thấy “chán nản” vì những điểm đến đã quá đỗi quen thuộc?

Nếu ẩm thực miền Bắc thiên về vị mặn đậm đà, ẩm thực miền Trung thiên về vị cay nồng kích thích thì ẩm thực miền Nam Bộ lại thiên về vị ngọt dịu nhẹ. Người Nam Bộ thích ngọt, dường như, tất cả các món ăn do người miền Nam Bộ chế biến đều có một vị ngọt thanh tao mà khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được chúng đầu tiên.

Hãy cùng Vietmountant khám phá chuyến “food tour”  Nam Bộ với để hiểu biết thêm về đặc trưng văn hóa ẩm thực và con người nơi đây nhé!

1. Lẩu mắm – Long An

Long An là địa danh cầu nối giữa hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đến với Long An bạn có thể thăm thú cảnh sắc của miền sông nước hữu tình và cũng đừng quên thưởng thức món đặc sản của nơi đây – lẩu mắm. Nếu đến với Long An mà chưa thưởng thức lẩu mắm thì xem như là chưa đến với vùng đất này.

Để làm được một nồi lẩu mắm cần ít nhất 3 loại mắm: mắm sặc để có mùi thơm, mắm trèn để tăng vị ngọt đậm đà và màu sắc thêm đượm, mắm cá linh với cái béo ngậy.

Ngoài ra còn có thêm các nguyên liệu khác như: tôm, cua , cá, mực,thịt bò, thịt lợn… và một số loài rau vô cùng phong phú:rau muống, cọng súng, hoa điên điển, giá sống, rau thơm, khế chua, chuối chát, dưa chuột, rau dừa…

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel

Vị ngọt của nước lẩu, cá béo,  rau đủ loại, vị chua chua của khế, của hoa điên điển, vị chát của chuối xanh, vị cay của xả ớt, quyện với mùi thơm của mắm.. tất cả làm nên hương vị của một nồi lẩu mắm ngon đến nao lòng.

Lẩu mắm là món quà đặc biệt của miền sông nước với các loài cá, tôm, mực đến thịt heo, thịt bò và hàng loạt loại rau đặc trưng chỉ miền sông nước mới có. Đó là điều đặc biệt mà không phải loại lẩu nào cũng có được. Lẩu mắm có mùi vị khá đặc trưng nên nếu ai ăn lần đầu không quen sẽ cảm thấy khó ăn, nhưng khi đã ăn rồi thì sẽ muốn thưởng thức thêm lần nữa.

2. Xôi xiêm – Kiên Giang

Rạch Giá là thành phố biển trực thuộc tỉnh Kiên Giang (trước đây là một tỉnh), không chỉ được biết đến là vùng đất của văn hóa và du lịch nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn níu chân du khách ở lại với những đặc sản của Rạch Giá ngon và hấp dẫn. Xôi xiêm cũng là một món đặc sản bạn không nên bỏ lỡ khi đến vùng đất này. Mùi thơm, dẻo của nếp Thái, cộng với cái ngon của trứng gà thả vườn, hương sữa đặc trưng, hương đường Thốt Nốt ngọt đậm, đường cát Thái Lan ngọt trong, chan thêm nước cốt dừa xiêm và quệt ít sầu riêng tỏa mùi thơm lừng. Chưa ăn đã thấy thèm!

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel1

Xôi xiêm có vị thơm ngọt, béo ngậy và còn có một mùi thơm rất lạ. Miếng xôi dẻo thơm, cảm nhận vị thơm ngọt, béo ngậy và thoang thoảng hương thơm của lá dứa, rất thú vị. Bạn sẽ cảm nhận được hương thơm ngọt, vị béo ngậy hấp dẫn của các loại nguyên liệu quyện vào nhau.

3. Xá pấu – Bạc Liêu

Do tập trung đông người dân tộc Hoa sinh sống nên ẩm thực ở Bạc Liêu cũng sẽ pha lẫn giữa nét văn hóa của người Tiều (Triều Châu). Trong đó, có một món rất nổi bật và còn được mệnh danh là “đặc sản trăm năm” không thể bỏ qua khi tới Bạc Liêu, món này có tên gọi là xá pấu.

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel2

Xá pấu vốn là tên gọi món củ cải trắng muối có cách làm bắt nguồn từ người Tiều (ở vùng Triều Châu, Trung Quốc) di tản đến các tỉnh miền Tây sinh sống. Trong tiếng Hoa, “xá pấu” có nghĩa là “củ cải muối”. Do đó, công thức thực hiện món ăn này cũng chỉ bao gồm cải trắng và muối hột. Sau thời gian ngâm muối và phơi nắng liên tục, cải trắng sẽ dần rút nước, teo lại mềm dẻo và khô hơn. Ấy thế mà món ăn này lại có mùi thơm nồng vô cùng đặc trưng nên được sử dụng để chế biến nhiều món ăn vô cùng ngon miệng.

Vị hăng hăng, giòn giòn lại chua ngọt rất lạ miệng. Xá pấu mặn nhưng không mặn chát, chế biến gì cũng ngon. Chắc chắn sẽ là 1 món ăn dân giã cuốn hút du khách khi tới thăm Bạc Liêu.

4. Mắm tôm chà Gò Công – Tiền Giang

Tiền Giang là vùng đất nổi tiếng với nhiều sản vật độc đáo, trong đó có đặc sản nó làm món mắm tôm chà. Tên gọi mắm tôm chà khá đặc biệt, nghe khá lại tay nên rất thu hút. Tên gọi này xuất phát từ cách làm đó là họ lấy tôm đêm giã nhuyễn, Chà lên tấm rây lấy phần thịt để làm mắm. Để nhận biết qua mắt thì mắm có màu đỏ tươi rất bắt mắt.

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel3

Mắm tôm chà và có nhiều cách pha chế khác nhau phù hợp với khẩu vị của mỗi người. Các món ăn khi được kết hợp với mắm tôm chà có bị vừa ngọt, vừa mặt ở mức độ vừa phải làm cho người thưởng thức nhớ mãi.

5. Bông súng mắm kho – Đồng Tháp

“Muốn ăn bông súng mắm kho

Thì vô Đồng Tháp ăn cho đỡ thèm”

Câu ca dao trên đã nhắc tới một món ăn ngon từ vùng quê Đồng Tháp, nếu ai có dịp khác qua vùng này thì không nỡ bước đi luôn mà phải dừng chân lại thưởng thức món bông súng mắm kho, món ăn dân dã đậm tình quê hương.

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel4

Bông súng cá kho được ăn ngon nhất khi nồi mắm còn nóng. Khi ăn không nên cho các loại dầu, như vậy sẽ làm dai vừa mất đi vị ngọt của bông súng. Cái mùi thơm của mắm, béo béo của thịt ba rọi, mùi nồng của sả ớt, bông súng và các loại rau mang tới một vị đậm đà mà nơi khác khó có được. Người tới thưởng thức món bông súng mắm kho này, họ luôn cho một ít bún, rồi bông súng cùng các loại rau ghém khác dùng chiếc muôi lấy nước trong nồi mắm còn khói nghi ngút chan vào bát để thưởng thức khi còn nóng. Cái hương vị đó làm ta nhớ mãi không quên.

6. Bò bảy món núi Sam – An Giang

Bò bảy món núi Sam gồm lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khía bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc và bò bít tết.

Món dùng đầu tiên trong bò bảy món núi Sam là lòng bò luộc. Món lòng bò núi Sam nổi tiếng với du khách gần xa bởi đặc tính mềm và giòn. Nước mắm dùng để chấm lòng bò phải là mắm nêm trộn với khóm (dứa) băm nhuyễn thì mới đủ đậm đà. Món dùng thứ hai hấp dẫn nhiều thực khách đến thưởng thức chính là món bò xào lá giang. Nhắc đến thịt bò xào, nhiều người nghĩ ngay đến những nguyên liệu quen thuộc không thể thiếu với thịt bò như rau cần, hành tây, bông thiên lý… Tuy nhiên, có một nguyên liệu kết hợp với thịt bò tạo nên một món ăn ngon và lạ miệng đó là lá giang. Bò xào lá giang ăn có vị ngọt của thịt bò, vị chua thanh của lá giang, vị cay nồng của ớt, tiêu và vị béo bùi của đậu phộng rang và nước cốt dừa. Nếu có cơ hội thưởng thức bò xào lá giang trong hành trình đi Tour miền Tây về An Giang, du khách sẽ khó quên được mùi vị khi rời xa mảnh đất này.

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel5

Cùng với thịt bò xào lá giang là món cháo bò thơm ngon. Sáng sớm, được thưởng thức tô cháo bò nóng hổi ở vùng Bảy Núi thì sẽ thật tuyệt. Cháo bò núi Sam với thịt bò Bảy Núi thơm, ngọt, mềm cùng vị cay của gừng, vị chua hoang dã của trái trúc (chanh thái) khiến du khách ấm bụng. Cùng với các món trên, đặc sản An Giang – bò bảy món núi Sam còn có bò đun bánh hỏi, bò khía bánh mì, bò lúc lắc và bò bít tết. Mỗi món bò tuy khác nhau về một số nguyên liệu phụ nhưng đều mang hương vị đặc trưng của thịt bò vùng Bảy Núi. Rất nhiều du khách đi du lịch miền Tây về An Giang đã không quên thưởng thức đặc sản bò bảy món núi Sam.

7. Món sỏi mầm – Hậu Giang

Sỏi mầm là đặc sản chỉ có ở Hậu Giang. Món ăn này gây tò mò với nhiều thực khách không chỉ bởi tên gọi đặc biệt mà còn ở cách chế biến độc đáo. Mới nghe tên “sỏi mầm”, nhiều người sẽ liên tưởng đến món ăn có hình dáng giống với viên đá. Trên thực tế, sỏi mầm là công cụ được sử dụng trong quá trình chế biến chứ không phải nguyên liệu của món ăn. Mỗi suất sỏi mầm gồm 3-4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng.

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel6

Món ăn được dọn lên là thời điểm hòn sỏi được nung nóng già nhất, thực khách chỉ cần nhanh tay gắp từng miếng thịt lợn rừng thái mỏng dính dải đều lên mặt hòn sỏi, nghe tiếng xèo xèo của sỏi nóng và mỡ từ thịt chảy xuống tới khi thấy hương thơm ngào ngạt theo làn khói mỏng len tới khứu giác là miếng thịt lợn đã vàng ươm, đượm mùi gia vị tẩm ướp vô cùng hấp dẫn.

Có thể nói, cái ngon của sỏi mầm là tổng hợp từ cả vị thịt heo rừng dai thơm, ngọt, rau xanh mát, nước chấm đậm đà với sự thích thú của thực khách khi chờ đợi thịt chín trên sỏi, nghe tiếng thịt reo xèo xèo ngay trước mặt dù không có bếp. Một món ăn đặc biệt như thế này tất nhiên không nên bỏ qua khi thăm thú Hậu Giang.

8. Bánh pía – Sóc Trăng

Về Sóc Trăng, không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của những ngôi chùa cổ kính hay tham gia các lễ hội vui tươi, rực rỡ bản sắc ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, du khách còn được thưởng thức những món bánh ngon lạ của nơi này. Đặc sắc nhất phải kể đến là bánh pía, vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng, đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ. Những ai đã từng một lần nếm bánh pía đều khẳng định món này quá ngon và là thứ quà vặt không thể bỏ qua khi mang về biếu người thân.

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel7

Không quá bở, mềm, có một độ dẻo vừa phải để khi ngậm vào miệng không tan ngay. Nhưng thích thú nhất là vị ngọt thơm nguyên chất  hương sầu riêng mà bất cứ một loại hương liệu nhân tạo nào cũng không thể thay thế được. Đặc biệt là bánh pía không thể một lúc ăn được nhiều nhưng nếm lai rai thì không biết chán.

9. Cá kèo nướng ống sậy – Vĩnh Long

Cá kèo còn gọi là cá bống kèo , thịt cá mềm, được nhiều người ưa thích. Cá kèo có thể chế biến nhiều món ăn như: cá kèo kho tiêu, cá kèo chiên giòn, cá kèo nướng muối ớt, cá kèo nấu canh chua… Trong đó, đặc biệt nhất có lẽ là cá kèo nướng ống sậy.  Cá kèo nướng ống sậy hãy còn là món ăn chứa đựng nhiều điều mới mẻ, nhưng luôn đủ sức thuyết phục thực khách bởi sự độc đáo và rất thơm ngon của nó. Cá kèo vốn dĩ thịt rất ngọt, thơm và không tanh nên rất được ưu ái và là nguồn cảm hứng sáng tạo cho các đầu bếp. Cá kèo nướng ống sậy ra đời có lẽ cũng bởi sự ưu ái đó. Sự sáng tạo món ăn này tuyệt vời ở chỗ nó không cầu kỳ, rất giản dị để giữ nguyên được vị ngon của cá.

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel8

Rau thơm, chuối chát là món ăn kèm phổ biến cùng cá. Cá kèo nướng ống sậy không kén thức chấm. Chỉ cần muốt ớt chanh là đủ.Xé ống sậy ra, hơi nóng từ con cá bốc lên, cho miếng cá vào miệng, sẽ không ai ngờ được sự mềm mại và thơm lừng của cá. Vị ngon của cá bống kèo tập trung ở gan, mật vừa béo vừa nhân nhẫn nhưng hậu rất ngọt. Vị ngọt của cá hòa cùng vị ngọt của sậy, vị cay, mặn chua của muối chanh ớt cho hương vị rất lạ, ngon không chê vào đâu được.

10. Cháo ám – Trà Vinh

Nói về cháo thì ẩm thực Việt Nam đã rất phong phú với cháo lòng, cháo hàu,… nhưng có lẽ cháo ám là món ăn mà nhiều người lần đầu nghe qua. Đây là món ngon ở Trà Vinh được người dân địa phương và các tỉnh lân cận rất yêu thích.  Thực ra, cháo ám là món cháo cá lóc – món ăn khá quen thuộc với người Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Tuy nhiên ở Trà Vinh, món cháo này lại có cái tên đặc biệt là cháo ám. Nhiều người địa phương kể lại rằng, tên gọi thú vị kia là do món ăn này có cách chế biến cầu kỳ, công phu mới ngon, mới hấp dẫn. Với những cô gái ngày đầu về nhà chồng còn bỡ ngỡ mà phải nấu cháo này thì quả thực là điều ám ảnh. Có lẽ vì thế mà cháo cá lóc được gọi tên cháo ám như một cách “nhắc khéo” đến tài nấu ăn của người nội tướng trong mỗi gia đình.

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel9

Cháo ám khi nấu chín sẽ được múc ra tô, cho cá lóc đã bỏ xương lên trên và thưởng thức cùng với nước chấm. Để trung hòa hương vị món ăn, người Trà Vinh sẽ ăn món cháo này cùng với rau đắng, giá sống, bắp chuối và các loại rau mùi như hành, ngò,…

Thưởng thức cháo ám không thể thiếu các loại rau sống như rau đắng, bắp chuối bào, hành, ngò, giá trụng và bánh tráng mè nướng giòn bóp vụn. Tô cháo ám dọn ra cho thực khách thơm nức, hương vị hấp dẫn không thể nào tả hết. Vị ngọt của cá chấm cùng vị mặn mặn cay cay của nước chấm, tạo nên nét ngon quyến rũ, mà nói theo ngôn ngữ người miền Tây là ngon “hết sảy”.

11. Bánh tầm cay – Cà Mau

Ẩm thực miền Tây dân dã, mộc mạc như chính con người nơi đây. Nếu khách thập phương muốn tìm vị chất miền Tây ấy hãy chọn bánh tầm cay Cà Mau.

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel10

Bánh tằm là món ăn chơi hay ăn chính đều được. Có thể dùng cho bữa ăn sáng, ăn trưa, hay ăn tối tuỳ thích. Khách thập phương nếu một lần được thưởng thức món bánh tằm cay Cà Mau nhất định sẽ không bao giờ quên hương vị tuyệt vời của nó. Khi ăn ta có thể cảm nhận được đầy đủ hương vị cay ngọt bùi khi ăn món ăn . vị cay của của nước cà ri vị dai ngon ngọt của sợi bún và vị bùi của miếng thịt tất cả tạo nên một món ăn hoàn hảo và ấn tượng rất khó quên cho những ai đã từng thưởng thức món bánh này.

12. Món cơm cháy kho quẹt – Cần Thơ

Cơm cháy kho quẹt là món ăn ngon, dân dã của người miền Tây nhưng được các thực khách sành ăn vô cùng ưa chuộng. Món ăn dễ nghiền, thơm giòn hấp dẫn đã chiếm trọn cảm tình của những người mới thử ngay lần đầu tiên.Những miếng cơm cháy giòn tan, vàng ươm được chấm vào nồi kho quẹt đậm đà sóng sánh sẽ làm hài lòng cả những người khó tính.

Kho quẹt chưng nóng lại, vì kho quẹt ăn nóng sẽ ngon hơn, mùi vị sẽ thơm và đậm đà hơn. Ngoài ăn chung với cơm cháy, kho quẹt còn được dùng ăn kèm với rau luộc. Vị thanh mát của rau củ quả luộc hòa quyện với vị mặn mà của kho quẹt ăn mãi không biết ngán.

Tuy chỉ là món ăn dân dã của miền Tây sông nước nhưng có hương vị vô cùng thơm ngon, ngày nay kho quẹt đã trở nên quen thuộc và phổ biến, trở nên nổi tiếng và trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích và được phục vụ tại nhiều nhà hàng lớn trong đó có món cơm cháy kho quẹt  và rau luộc kho quẹt là những cặp đôi hoàn hảo được nhiều người mê mẩn nhất!

An-gi-khi-di-du-lich-mien-tay-vietmountain-travel11

Cùng dạo quanh Tây Nam Bộ với những đặc sản của các tỉnh thành, chúng ta càng thấy yêu hơn mảnh đất với những con người chân chất này. Các món ăn đặc sắc trên chỉ là một phần nhỏ trong nền ẩm thực thuần tự nhiên của người Nam Bộ. mỗi chúng ta nên đến với Nam Bộ một lần để thưởng thức những món ăn ngon, hấp dẫn của nơi đây và gặp gỡ những con người miền sông nước mộc mạc, giản dị nhưng đậm tình đậm nghĩa. Thế là, dưới lớp áo sặc sỡ của văn hóa ẩm thực là cái cốt lõi đạo lý tình người của dân tộc Việt chúng ta, đúng như văn hào Balzac nói: “Món ăn, xét bề ngoài, chỉ là cái đích của sự thỏa mãn vật dục. Nhưng đi sâu, ta vô cùng ngạc nhiên thấy nó biểu hiện trình độ văn hóa vật chất thì rất ít, nhưng biểu hiện trình độ văn hóa tinh thần của dân tộc thì rất nhiều”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *